Từ điển online của bab.la - cộng đồng yêu ngôn ngữ
Logo công ty

Để hỗ trợ công việc của chúng tôi, chúng tôi mời bạn chấp nhận cookie hoặc đăng ký.

Bạn đã chọn không chấp nhận cookie khi truy cập trang web của chúng tôi.

Nội dung có sẵn trên trang web của chúng tôi là kết quả của những nỗ lực hàng ngày của các biên tập viên của chúng tôi. Tất cả đều hướng tới một mục tiêu duy nhất: cung cấp cho bạn nội dung phong phú, chất lượng cao. Tất cả điều này là có thể nhờ thu nhập được tạo ra bởi quảng cáo và đăng ký.

Bằng cách đồng ý hoặc đăng ký, bạn đang hỗ trợ công việc của nhóm biên tập của chúng tôi và đảm bảo tương lai lâu dài của trang web của chúng tôi.

Nếu bạn đã mua đăng ký, vui lòng đăng nhập

lcp
tieng-anh Tiếng Anh
tieng-tay-ban-nha Tiếng Tây Ban Nha

bab.la là cổng ngôn ngữ online hỗ trợ tra cứu và dịch giữa nhiều thứ tiếng, từ từ ngữ thông tục, từ ngữ địa phương cho đến các thuật ngữ kĩ thuật hoặc chuyên ngành. Ví dụ như trong từ điển Anh-Việt, bab.la cung cấp các từ ngữ đồng nghĩa, cách phát âm, các câu ví dụ với bố cục dễ nhìn, cùng nhiều tính năng đặc biệt khác. Để tra cứu, hãy chọn từ điển Việt-Anh trong menu, nhập từ ngữ cần tra vào ô trống và bấm nút Dịch. Bạn có thể giúp chúng tôi cải thiện nội dung từ điển Anh-Việt bằng cách gợi ý bổ sung hoặc sửa chữa các cặp từ ngữ.

Từ điển là gì?

Từ điển là một tập hợp các từ ngữ của một hoặc nhiều thứ tiếng với định nghĩa, cách phát âm kèm theo các thông tin khác. Các từ điển hai thứ tiếng là công cụ hữu ích cho việc tra cứu cách dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. Các từ điển này của bab.la còn cung cấp các mẫu câu ví dụ với ngữ cảnh cụ thể và cả các từ ngữ đồng nghĩa (nếu có) của từ bạn cần tra cứu. Có hai loại từ điển: từ điển với vốn từ thông dụng hàng ngày và từ điển chuyên ngành.

Từ điển từ thưở sơ khai

Từ điển đầu tiên mà con người biết đến là từ điển tiếng Sumer-Akkad (hai ngôn ngữ Lưỡng Hà cổ đại) khắc trên những phiến đá chữ hình nêm khoảng năm 2300 trước Công nguyên. Cuốn từ điển tiếng Trung Quốc, soạn trong khoảng thế kỉ thứ III trước Công nguyên, được cho là từ điển một thứ tiếng sớm nhất thế giới. Trong khi đó, từ điển giấy cổ xưa nhất được biên soạn vào năm 1320 tại Ấn Độ, bao gồm các cặp từ ngữ Hindi-Ba Tư. Cũng trong khoảng thời gian này, nội dung từ điển bắt đầu được sắp xếp theo bảng chữ cái.

Tại Châu Âu, các từ điển hiện đại đầu tiên đều là từ điển đa thứ tiếng. Trong thế kỉ XVI, từ điển các cụm từ căn bản trong tiếng Hi Lạp được xuất bản dưới cái tên Thesaurus linguagegraecae bởi Henri Estienne. Trong vòng vài năm sau đó, nhiều từ điển cho các ngôn ngữ Châu Âu khác bắt đầu ra đời, ví dụ như từ điển tiếng Ý Vocabolario dell'Accademiadella Crusca (năm 1612), Dictionnaire Universel do Antoine Furetière biên soạn năm 1690 hay từ điển Diccionario de la lenguaespanola (1780). Sau đó, Vladimir Ivanovich Dahl xuất bản The Explanatory Dictionary of the Living Great Russian Language và từ điển Duden, một nguồn lý tưởng để tra cứu cách phiên âm cho tới tận ngày nay.

Các loại từ điển

Trong từ điển thông thường, các từ ngữ thường có một số nghĩa khác nhau. Một số từ điển sắp xếp các nét nghĩa theo tần suất sử dụng, một số sắp xếp theo thứ tự thời gian hình thành (nghĩa cổ nhất được đề cập đến đầu tiên). Các từ ngữ cũng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, nhưng chỉ có dạng nguyên thể chưa chia (unconjugated) mới được cho vào từ điển thông thường. Có một số từ điển có kèm chú thích ngữ âm để người dùng biết cách phát âm đúng. Nhiều từ điển là từ điển giấy, ngoài ra còn có từ điển trên phần mềm hoặc online như từ điển bab.la.

Bên cạnh đó, ta còn có các loại từ điển chuyên ngành với danh sách các từ thuộc một chủ đề cụ thể. Có từ điển bao gồm nhiều chủ đề trong một lĩnh vực rộng lớn như từ điển kinh doanh, đồng thời cũng có những từ điển với các thuật ngữ thuộc chủ đề cụ thể như từ điển y học. Thậm chí còn có cả những từ điển cụ thể tới mức chúng chỉ bao gồm các cụm từ thuộc một chủ đề nhỏ như từ điển thần kinh học.

Các ngôn ngữ ảnh hưởng

Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ phổ biến ở Châu Á. Ước tính có khoảng 75 triệu người sử dụng tiếng Việt như tiếng bản ngữ. Đây là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc nhưng lại sử dụng chữ cái Latinh kèm với nhiều thanh điệu. Phần lớn các từ tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc. Bên cạnh đó, tiếng Việt còn vay mượn từ các ngôn ngữ khác như tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (do hoàn cảnh lịch sử - xã hội).

Tiếng Việt có thể được chia thành 5 phương ngôn chính. Người nói phương ngôn này có thể hiểu phương ngôn khác ở mức độ nào đó và ngược lại. Chúng bao gồm: phương ngôn Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các phương ngữ này có sự khác biệt về thanh điệu, ngữ pháp, từ vựng ở mức độ nhất định.

Tiếng Việt có nhiều âm mũi, và thanh điệu đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp. Chính vì những đặc điểm này, trong khi người Châu Á ít gặp vấn đề với tiếng Việt, người phương Tây thường gặp nhiều khó khăn khi học ngôn ngữ này vì khó phân biệt các thanh điệu khác nhau. Tuy nhiên, “điểm cộng” của tiếng Việt là có nhiều khía cạnh ngữ pháp đơn giản hơn các ngôn ngữ Châu Âu. Điển hình là động từ tiếng Việt không chia theo thời và thể, hay các từ gần như không biến đổi tùy vào giống đực-cái và số ít-số nhiều.

Làm thế nào để học ngoại ngữ?

Tại sao chúng ta cần phải học một thứ tiếng thứ hai hoặc thứ ba? Có rất nhiều lý do: đi du lịch, phục vụ công việc, xem phim, ca nhạc, trải nghiệm văn hóa, và đơn giản là vì học ngoại ngữ là một thử thách rất thú vị với tất cả mọi người. Có rất nhiều cách học ngoại ngữ hiệu quả. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tham gia một lớp học cơ bản để nắm được những kiến thức ban đầu về từ vựng và ngữ pháp. Bạn còn có thể tự cải thiện kĩ năng bằng cách nghe nhạc, xem phim, đọc sách bằng thứ tiếng bạn muốn học. Cách quan trọng và có lẽ là hiệu quả nhất là giao tiếp với người bản ngữ. Để hỗ trợ quá trình học, bạn có thể sử dụng những công cụ như từ điển online, các cổng ngôn ngữ, forum, trò chơi, trò đố vui, hoặc các flashcard từ vựng online. Tất cả những công cụ này sẽ giúp bạn học và luyện tập để nâng cao kiến thức, tự tin hơn và trên hết là tận hưởng việc học ngoại ngữ.