Những điều cha mẹ nên biết về COVID-19

Lời khuyên và hướng dẫn để bảo vệ gia đình bạn trong đại dịch COVID-19.

UNICEF Việt Nam
UNICEF Viet Nam\Hoang Hiep  Khuyến nghị của LHQ về tác động của đại dịch Covid
UNICEF Viet Nam\Hoang Hiep
08 Tháng 12 2021

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của trẻ em và gia đình trên khắp thế giới. UNICEF đang làm việc với các chuyên gia y tế để cung cấp thông tin chính xác về đại dịch thay vì lan truyền nỗi sợ hãi, UNICEF đưa ra các hướng dẫn đáng tin cậy và trả lời một số câu hỏi và thắc mắc mà các gia đình có thể có về đại dịch này.

UNICEF
This is what we know about the new COVID-19 variant Omicron.

COVID-19 là gì?

COVID-19 là một bệnh đường hô hấp truyền nhiễm do một loại coronavirus có tên là SARS-CoV-2 gây ra. ‘CO’ là viết tắt của corona, ‘VI’ là vi rút và ‘D’ là bệnh.

Các triệu chứng của COVID-19 là gì?

Nhiều triệu chứng COVID-19 tương tự như các triệu chứng của bệnh cúm, cảm lạnh thông thường và các bệnh khác, vì vậy cần phải xét nghiệm để xác nhận xem ai đó có mắc bệnh COVID-19 hay không. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút và có thể từ rất nhẹ đến nặng. Một số người đã bị nhiễm bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào.

Các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, ho và mệt mỏi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm khó thở, đau hoặc tức ngực, đau nhức cơ hoặc cơ thể, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, lú lẫn, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau bụng và phát ban trên da. Ngoài những triệu chứng này, trẻ sơ sinh có thể khó bú.

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể lây nhiễm COVID-19. Trong khi trẻ em và người lớn gặp các triệu chứng tương tự, trẻ em thường ít mắc bệnh nghiêm trọng hơn người lớn.

Các triệu chứng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp bao gồm khó thở / thở nhanh hoặc nông (cũng có thể rên rỉ, không có khả năng bú mẹ ở trẻ sơ sinh), môi hoặc mặt xanh, đau hoặc tức ngực, lú lẫn, không thể thức dậy / không tương tác, không thể uống hoặc không uống được chất lỏng và đau dạ dày nghiêm trọng.

COVID-19 lây lan như thế nào?

Vi rút có thể lây lan từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh dưới dạng các giọt nhỏ khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Các hạt này có thể có kích thước từ những giọt nhỏ hơn trong đường hô hấp đến những hạt bình xịt nhỏ hơn, và mọi người có thể bị lây nhiễm cho dù họ có biểu hiện các triệu chứng hay không.

Một người có thể bị nhiễm vu rút khi hít phải giọt bắn nhỏ chứa vi rút hoặc tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi hoặc miệng. Vi-rút cũng có thể lây lan ở những nơi thông gió kém và / hoặc trong nhà đông đúc, nơi mọi người có xu hướng ở lâu hơn. Các vị trí trong nhà, đặc biệt là những nơi có hệ thống thông gió kém, có nhiều rủi ro hơn các vị trí ngoài trời.

Mọi người cũng có thể bị nhiễm khi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt sau khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi rút. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu cách COVID-19 lây lan và những tình huống nào có rủi ro cao nhất.

Vắc xin ngừa COVID-19 có an toàn và hiệu quả không?

Có, mặc dù vắc xin COVID-19 đã được phát triển nhanh nhất có thể, vắc xin ngừa COVID-19 phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng để chứng mình và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả. Chỉ khi đáp ứng các tiêu chuẩn này, vắc xin mới có thể nhận được chứng nhận từ WHO và các cơ quan quản lý quốc gia.

>> Tìm hiểu thêm về vắc xin ngừa COVID-19.

UNICEF
Hãy tham gia cùng @Doctor Mike khi anh ấy thảo luận về cách hoạt động của vắc-xin COVID-19 ở bốn cấp độ mà trẻ em, phụ huynh, học sinh và chuyên gia vắc-xin có thể hiểu được.

>> Đọc thêm: Cách nói chuyện với con bạn về vắc xin COVID-19

>> Đọc thêm: Lời khuyên trước, trong và sau khi tiêm vắc xin COVID-19

>> Đọc thêm: Cách nói chuyện với bạn bè và gia đình của bạn về vắc xin COVID-19

Liệu con tôi có thể tiêm vắc xin ngừa COVID-19 không?

Trẻ em hiện nay không nằm trong các nhóm ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 đầu tiên đây là tình trạng chung ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này là do trọng tâm là bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19 - người cao tuổi, những người mắc các bệnh nền và nhân viên y tế tuyến đầu. Những quần thể này phải được tiêm chủng trước khi tiêm chủng cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn nên tuân theo các hướng dẫn y tế địa phương và quốc gia của bạn, bao gồm cả khi nào và nếu con bạn nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

>> Tìm hiểu thêm về vắc xin ngừa COVID-19.

Tôi đã nghe nói về một biến thể có tên là Omicron. Tôi nên lo lắng như thế nào?

Vi rút biến đổi theo thời gian là điều bình thường. Các chuyên gia đang liên tục theo dõi các biến thể mới của coronavirus gây ra COVID-19, bao gồm cả Omicron, để xem liệu chúng có lây lan dễ dàng hơn, gây ra bệnh nặng hơn hay có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin hay không. Hiện tại, chúng tôi không có câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này.

Các biến thể mới như Omicron là một lời nhắc nhở rằng đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc. Do đó, điều cần thiết là mọi người phải tiêm vắc-xin khi có sẵn và tiếp tục tuân theo hướng dẫn hiện có về ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút, giữ xa khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ cho các khu vực trong nhà được thông thoáng.

Cuối cùng, cho tới khi vi rút vẫn tiếp tục được tạo điều kiện lây lan ở mọi nơi trên thế giới, thì nó sẽ có nhiều cơ hội đột biến thành các biến thể mới như Delta và Omicron. Con đường rõ ràng nhất để thoát khỏi đại dịch là đảm bảo mọi quốc gia được tiếp cận bình đẳng với các công cụ để chống lại đại dịch COVID-19 như các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vắc xin cứu mạng. Càng nhiều người được bảo vệ trên toàn cầu, thì càng có ít chỗ cho các biến thể mới xuất hiện và chúng ta càng sớm kết thúc đại dịch và trở lại bình thường.

>> Tìm hiểu thêm về biến chủng Omicron

Liệu có biến thể COVID-19 mới nào nguy hiểm hơn cho trẻ em không?

Các chuyên gia đang tiếp tục theo dõi những biến thể này trên khắp thế giới để hiểu rõ hơn về tác động của chúng, kể cả đối với trẻ em. Cho đến nay, bằng chứng không cho thấy rằng những biến thể này đặc biệt nhắm vào trẻ em và bệnh nặng ở người trẻ vẫn tương đối hiếm.

Cha mẹ nên tiếp tục khuyến khích con cái của họ thực hiện các biện pháp phòng ngừa tương tự như trước đây để giúp ngăn ngừa lây nhiễm và lây lan COVID-19.

Liệu xắc xin COVID-19 có hiệu quả chống lại các biến thể mới không?

Các chuyên gia trên khắp thế giới đang liên tục nghiên cứu cách các biến thể mới ảnh hưởng đến hành vi của vi rút, bao gồm bất kỳ tác động tiềm ẩn nào đến hiệu quả của vắc xin COVID-19.

Nhưng trong thời gian chờ đợi, điều quan trọng cần làm là tiêm phòng và tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng dịch 5K để giảm sự lây lan của vi rút - giúp giảm khả năng vi rút đột biến - bao gồm Khoảng cách, Khử khuẩn, Khẩu trang, Không tụ tập đông người, Khai báo y tế.... Ngoài ra bạn cần được chăm sóc y tế sớm nếu bạn có các triệu chứng mắc COVID-19.

Tôi đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 rồi, tôi có cần phải xét nghiệm COVID-19 không?

Nếu bạn đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn xuất hiện các triệu chứng của COVID-19, bạn nên liên hệ với bác sĩ để biết liệu bạn có nên đi xét nghiệm hay không.

'COVID kéo dài' là gì? Trẻ em có bị ảnh hưởng gì không?

Tình trạng hậu COVID-19, đôi khi còn được gọi là 'COVID kéo dài,' là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các triệu chứng tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng ở một số người sau khi khỏi bệnh COVID-19.

Cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về tác động lâu dài của COVID-19, nhưng thanh niên và trẻ em không có bệnh lý mãn tính cơ bản, cũng như những người có các triệu chứng nhẹ khi nhiễm COVID-19 cấp tính, cũng bị ảnh hưởng. Số lượng trẻ em bị COVID kéo dài không rõ ràng, nhưng các cuộc khảo sát cho thấy các triệu chứng ở trẻ em có thể bao gồm mệt mỏi, các vấn đề về đường tiêu hóa, đau họng, đau đầu, đau và yếu cơ.

Trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C), một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng dường như có liên quan đến COVID-19. Nếu con bạn hoặc một thành viên trong gia đình đang có các triệu chứng mới hoặc dai dẳng sau khi nhiễm COVID-19 cấp tính, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sỹ hoặc liên hệ các đường dây nóng của BYT để được tư vấn và trợ giúp.

Làm cách nào để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi COVID-19?

Sự bùng phát gần đây của COVID-19 ở một số quốc gia là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch. Dưới đây là một số điều bạn và gia đình có thể thực hiện để tránh lây nhiễm COVID-19:

  • Tránh những nơi đông người, không gian kín và hạn chế với hệ thống thông gió kém, và cố gắng tập thói quen giữ khoảng cách với người khác khi bạn ở nơi công cộng, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và những người xung quanh
  • Đeo khẩu trang khi ở những nơi công cộng, nơi có thể có sự lây lan trong cộng đồng và những nơi không thể tạo ra khoảng cách vật lý
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch khử khuẩn có cồn
  • Giữ cho tất cả các không gian trong nhà được thông thoáng
  • Che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy đã qua sử dụng ngay lập tức
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như điện thoại, tay nắm cửa, công tắc đèn và mặt bàn
  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm nếu bạn hoặc con bạn bị sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác của COVID-19

>> Đọc thêm: Những điều bạn cần biết về rửa tay để bảo vệ khỏi COVID-19

Tôi có nên đeo khẩu trang y tế để chống lại COVID-19 không?

Nên sử dụng khẩu trang y tế nếu bạn có các triệu chứng về đường hô hấp (ho hoặc hắt hơi) để bảo vệ người khác hoặc nếu bạn đang chăm sóc người có thể bị COVID-19.

Nếu đeo khẩu trang, chúng ta phải vứt bỏ đúng cách sau khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và tránh tăng nguy cơ lây lan vi rút. Khẩu trang dùng một lần chỉ nên sử dụng một lần.

Chỉ sử dụng khẩu trang là không đủ để ngăn chặn lây lan đại dịch COVID-19 mà phải kết hợp áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng dịch 5K, tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ngay khi có thể và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm (ho, hắt hơi, sốt).

>> Đọc thêm: Đeo khẩu trang đúng cách

COVID-19 ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem nó ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào. Chúng tôi biết rằng mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm và lây vi-rút cho người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi và những người có bệnh nền dường như khả năng cao dễ bị biến chứng nặng và nghiêm trọng hơn người trẻ tuổi.

Có báo cáo về một hội chứng viêm đa hệ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên, có thể liên quan đến COVID-19. Các đặc điểm lâm sàng có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở: sốt dai dẳng; phát ban; mắt đỏ hoặc hồng; sưng và / hoặc đỏ môi, lưỡi, bàn tay, bàn chân; Các vấn đề về dạ dày-ruột; huyết áp thấp; máu lưu thông kém đến các cơ quan; và các dấu hiệu viêm khác.

Trẻ em có các triệu chứng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng, nhưng các báo cáo ban đầu cho thấy hầu hết các trường hợp đều đáp ứng tốt với điều trị chống viêm.

Tôi nên làm gì nếu con tôi có các triệu chứng của COVID-19?

Tìm kiếm trợ giúp và chăm sóc y tế sớm nếu con bạn có các triệu chứng mắc COVID-19 và cố gắng tránh đến những nơi công cộng (nơi làm việc, trường học, phương tiện giao thông công cộng) để ngăn ngừa bệnh lây lan cho người khác. 

>> Tìm hiểu thêm về các đường dây nóng của Bộ Y tế tại 63 tỉnh thành tư vấn phòng chống dịch COVID-19 để người dân khi có nhu cầu sẽ được cung cấp thông tin kịp thời.

Tôi nên thực hiện những biện pháp phòng dịch nào cho gia đình mình nếu chúng tôi đi du lịch?

Bất kỳ ai lên kế hoạch cho một chuyến đi luôn phải tuân theo hướng dẫn của địa phương và quốc gia về việc liệu có nên đi du lịch hay không. Những người đi du lịch nên kiểm tra tư vấn về điểm đến của họ để biết bất kỳ hạn chế nào về nhập cảnh, yêu cầu kiểm dịch khi nhập cảnh, hoặc các lời khuyên du lịch liên quan khác. Nếu đi máy bay, cũng nên tham khảo hướng dẫn của hãng hàng không bạn đi cùng. Thực hiện theo các biện pháp bảo vệ cá nhân tương tự trong khi đi du lịch như khi bạn làm ở nhà.

Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn khi đi du lịch và để tránh bị cách ly hoặc từ chối nhập cảnh trở lại đất nước của bạn, bạn cũng nên kiểm tra các thông tin cập nhật về COVID-19 mới nhất trên trang web của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, bao gồm danh sách các quốc gia và các biện pháp hạn chế.

>> Đọc thêm các mẹo để đi du lịch cùng gia đình trong mùa dịch COVID-19

Phụ nữ mang thai có thể truyền COVID-19 cho thai nhi không?

Tại thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa biết liệu vi rút có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hay không. Cho đến nay, virus COVID-19 vẫn chưa được tìm thấy trong dịch âm đạo, trong máu dây rốn, sữa mẹ, nước ối hoặc nhau thai. Nghiên cứu vẫn đang tiếp tục. Phụ nữ mang thai nên tiếp tục tuân theo các biện pháp phòng ngừa thích hợp để bảo vệ mình khỏi tiếp xúc với vi rút và đi khám sớm nếu có các triệu chứng như sốt, ho hoặc khó thở.

Có an toàn cho người mẹ cho con bú nếu bị nhiễm COVID-19 không?

Có, nhưng bạn vẫn cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng dịch COVID-19 thích hợp. Cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy vi-rút COVID-19 lây truyền qua việc cho con bú. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại lợi ích sức khỏe suốt đời cho trẻ em và cải thiện sức khỏe của bà mẹ.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm đeo khẩu trang y tế nếu có, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc với dung dịch rửa tay có cồn trước và sau khi chạm vào em bé, đồng thời thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn đã chạm vào.

>> Đọc thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn trong đại dịch COVID-19

Tôi lo lắng về việc bị bắt nạt, phân biệt đối xử và kỳ thị. Cách tốt nhất để nói về những gì đang xảy ra là gì?

Có thể hiểu được nếu bạn cảm thấy lo lắng về COVID-19. Nhưng sự sợ hãi và kỳ thị khiến tình hình khó khăn trở nên tồi tệ hơn.

Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng là thời điểm căng thẳng đối với tất cả mọi người bị ảnh hưởng. Điều quan trọng là phải luôn cập nhật thông tin và tử tế và hỗ trợ lẫn nhau. Ngôn từ quan trọng và việc sử dụng ngôn ngữ duy trì các định kiến ​​hiện có có thể khiến mọi người không bị kiểm tra và thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ bản thân và cộng đồng của họ.

>> Hỗ trợ sức khỏe tâm thần của con bạn khi chúng trở lại trường học trong COVID-19

>> Làm thế nào cha mẹ có thể hỗ trợ con mình thông qua tổn thất COVID-19

>> Cách nói chuyện với con bạn về COVID-19

Có rất nhiều thông tin sai lệch về COVID-19 trên mạng. Tôi nên làm gì?

Có rất nhiều tin đồn và thông tin sai lệch về COVID-19 được chia sẻ qua internet và mạng xã hội. Nhận thông tin xác minh và lời khuyên từ các nguồn đáng tin cậy như cơ quan y tế địa phương của bạn, LHQ, UNICEF, WHO.

Nếu bạn thấy nội dung trực tuyến mà bạn cho là sai hoặc gây hiểu lầm, bạn có thể giúp ngăn chặn nội dung đó lan truyền bằng cách báo cáo nội dung đó lên nền tảng truyền thông xã hội.

COVID-19 đã được mô tả là một “đại dịch”. Điều đó nghĩa là gì?

Thuật ngữ “đại dịch” dùng để chỉ sự lây lan theo địa lý của COVID-19, nó không phải là dấu hiệu cho biết số người đã bị nhiễm vi rút.


Trang này được cập nhật lần cuối vào ngày 20 tháng 8 năm 2021. Để biết thêm thông tin về COVID-19, hãy xem trang web của WHO.

Để biết thêm thông tin về COVID-19, hãy truy cập trang web của WHO

Theo dõi các thông tin cập nhật mới nhất của chúng tôi trên các kênh FacebookInstagram, Youtube, TikTok và Twitter 

UNICEF