Salmonella enterica subsp. enterica

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Salmonella enterica
Quần thể Salmonella Typhimurium trên một Hektoen enteric agar
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Eubacteria
Ngành (phylum)Proteobacteria
Lớp (class)Gamma Proteobacteria
Bộ (ordo)Enterobacteriales
Họ (familia)Enterobacteriaceae
Chi (genus)Salmonella
Loài (species)S. enterica
Phân loài (subspecies)enterica
Serovar
  • Salmonella choleraesuis
  • Salmonella Dublin
  • Salmonella Enteritidis
  • Salmonella Heidelberg
  • Salmonella Paratyphi
  • Salmonella Typhi
  • Salmonella Typhimurium

Salmonella enterica subsp. enterica là một phân loài của vi khuẩn Salmonella enterica, thành viên chi Salmonella.[1] Đây là loại vi khuẩn có thể sống trong các ống ruột của ngườiđộng vật và gây nên hiện tượng ngộ độc thực phẩm trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.[2]

Các Serovar[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loài này có hơn 2500 serovar (kiểu huyết thanh), danh sách này không đầy đủ:

  • Salmonella Choleraesuis
  • Salmonella Dublin
  • Salmonella Enteritidis
  • Salmonella Gallinarum
  • Salmonella Hadar
  • Salmonella Heidelberg
  • Salmonella Infantis
  • Salmonella Paratyphi
  • Salmonella Typhi
  • Salmonella Typhimurium
  • Salmonella Genrus

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Các thực phẩm tươi có nguồn gốc động vật như thịt lợn, thịt gia cầm, sữa và các sản phẩm sữa, trứng, hải sản cùng với một số rau, quả có thể chứa vi khuẩn này. Vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể người, sẽ gây viêm dạ dày -ruột với các triệu chứng chính là sốt, tiêu chảybuồn nôn. Các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau 12-72 giờ, bệnh nhân thường đau quặn bụng, tiêu chảy, sốt. Phần lớn mọi người sẽ hồi phục sau 4-7 ngày và không cần điều trị ngoài phương pháp tăng cường cung cấp chất lỏng. Trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong, thường rơi vào trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Giannella RA (1996). Salmonella. In: Baron's Medical Microbiology (Barron S et al., eds.) (ấn bản 4). Univ of Texas Medical Branch. (via NCBI Bookshelf) ISBN 0-9631172-1-1.
  2. ^ “Vi trùng Salmonella Enteritidis gây viêm dạ dày ruột khiến hàng loạt học sinh sốt, đau bụng”. Quân đội Nhân dân. Truy cập 6 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “Hơn 200 học sinh cùng ốm do vi khuẩn gây ngộ độc - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 6 tháng 11 năm 2014.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]