1. Nghỉ phép năm và điều kiện được nghỉ phép năm?

Chào luật sư,em hiện là nhân viên kế toán cho một công ty dịch vụ cung cấp vé máy bay. Em vào làm ở công ty tháng 1/2016 và ký hợp đồng chính thức vào tháng 4/2016.
Ở đây chỉ khi nào nhân viên "bị bệnh" và có giấy khám của bác sĩthì mới được tính vào ngày phép năm, chắc trường hợp còn lại thì giám đốcsẽ không giải quyết cho nghỉ hoặc cho nghỉ nhưng không tính lương. Theo emnghĩ thì ngày phép năm là khoản thời gian cho nhân viêc nghỉ ngơi, nên dùlà công việc riêng đi nữa thì vẫn được giải quyết nghỉ phép đúng không ạ.
Em muốn hỏi luật sư, em đang hiểu sai hay giám đốc công ty em làm sai quy định của pháp luật ?
Em xin cảm ơn và mong luật sư sẽ hồi đáp.

>> Luật sư tư vấn chế độ nghỉ phép năm trực tuyến, gọi ngay: 1900.6162

 

Luật sư trả lời:

Điều 111. Bộ luật Lao động năm 2019 quy định

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Nghỉ hằng năm là khoảng thời gian người lao động được quyền nghỉ ngơi, ngoài các loại thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương, khi làm việc cho đơn vị sử dụng lao động, được tính theo năm. Trong trường hợp của bạn đã làm việc đủ 12 tháng trở lên bạn hoàn toàn có thể được nghỉ phép năm.

Điều 115. Bộ luật Lao động 2019 quy định

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy Luật quy định Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn, ngoài ra người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

>> Xem thêm: Cách tính ngày nghỉ phép năm, chế độ nghỉ hàng năm theo luật?

 

2. Nghỉ phép chữa bệnh bị công ty sa thải?

Thưa luật sư, xin hỏi: Anh Ân ký hợp đồng lao động với công ty X 3 năm. Sau khi làm việc được một năm anh yêu cầu tăng lương nhưng công ty không đồng ý. Sau đó khi làm việc anh bị tai nạn lao động thương tật 30% trong thời gian anh xin phép nghỉ chữa bệnh công ty tự ý sa thải anh.
Như thế thì công ty đó đã vi phạm điều nào của bộ luật Lao động và bồi thường ra sao?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật lao động về điều kiện sa thải, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn

Căn cứ vào Điều 123, Bộ luật lao động 2019 có quy định những trường hợp người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật người lao động

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Như vậy, trong trường hợp này anh Ân đang điều dưỡng do bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với anh. Anh Ân có thể căn cứ vào điều luật trên để tiến hành khiếu nại với người sử dụng lao động về việc người sử dụng lao động sa thải anh trái với quy định của pháp luật. Hoặc anh Ân có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Những điều cần lưu ý: Trong trường hợp nếu như sau khi anh khỏi bệnh mà vẫn còn thời hiệu để tiến hành xử lý kỷ luật sa thải thì người sử dụng lao động vẫn có thể tiến hành xử lý kỷ luật sa thải đối với anh nếu như anh có một trong các hành vi trong trường hợp quy định tại điều 126 bộ luật lao động.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Khi nào thì bị xử lý kỷ luật sa thải ?

 

3. Nghỉ phép kết hôn có cần phải chứng minh không?

Thưa luật sư ! em tên chí..em xin hỏi khi em khi phép kết hôn em đã nộp bản sao giấy đăng ký kết hôn cho cty..nhưng cty kêu em nộp thêm hình cưới và thiệp mời để chứng minh là em nghỉ phép hôn.. em xin hỏi luật sư ...cty làm như vậy có đúng pháp luật không ạ?nếu em không nộp hình cưới và thiệp mời cho công ty .
Em có được hưởng nguyên lương 3 ngày không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn luật sư ! em kinh chúc luật sư thật nhiều sức khoẻ ạ

>> Luật sư tư vấn nghỉ phép theo luật lao động, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, theo quy định của pháp luật lao động, bạn được nghỉ phép 3 ngày không lương để kết hôn. Việc chứng minh bạn kết hôn thì không có văn bản pháp luật nào quy định việc chứng minh đó là cần thiết, vì việc nghỉ đó là quyền lợi của người lao động.

>> Bài viết tham khảo thêm: Kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?

 

5. Nghỉ phép kết hôn như thế nào?

Em tên chí xin kính chào luật sư! em đăng ký kết hôn vào ngày 08/12/2016 đến ngày 24/12/2016 em mới nộp bản sao cho cty ..em xin nghỉ 3 ngày kết hôn 29/30/31 tháng 12 năm 2016..em xin hỏi ..em nộp giấy kết hôn cho cty như vậy có đúng luật không ạ?và em nghỉ có được hưởng nguyên lương không ạ
Em xin chân thành cảm ơn luật sư !

>> Luật sư tư vấn luật Hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Căn cứ theo quy định trên thì khi bạn kết hôn bạn sẽ được nghỉ việc 03 ngày và hưởng nguyên lương.

Việc bạn nộp giấy đăng ký kết hôn lên công ty vào ngày nào là do quy chế riêng của công ty bạn, không có quy định bạn phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công ty cũng như phải nộp trước bao nhiêu ngày tổ chức hôn lễ hoặc cũng không có quy định bao nhiêu ngày sau khi đăng ký kết hôn bạn phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công ty.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng./.