Giới thiệu tổng quan Thừa Thiên Huế - Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

- Thời Nguyễn, Thừa Thiên là phủ. Thời thuộc Pháp được đổi thành tỉnh Thừa Thiên. Năm 1976, tỉnh Thừa Thiên sáp nhập với tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành tỉnh Bình Trị Thiên.

- Theo Quyết định ngày 30 tháng 6 năm 1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba tỉnh này lại được tách ra như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới: Thừa Thiên Huế.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1. Tọa độ

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

2. Giới hạn, diện tích

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với Lào) và giáp biển Đông.

- Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

- Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km.

- Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km.

- Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.

- Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 5025,30 km2, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

- Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý

- Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

- Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.

- Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

3. Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

4. Đặc điểm địa hình

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.

- Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.

- Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.

- Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2.

5. Đầm phá Tam Giang

- Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận 04 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà với diện tích 22.000 ha.

- Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam: Phá Tam Giang; Đầm Sam; Đầm Hà Trung-Thủy Tú; Đầm Cầu Hai.

- Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An.

- Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển.

- Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là đầm kín không thông ra biển.

- Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu Hai với biển.

6. Hệ thống sông ngòi

Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2.

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào  gặp các sông chính sau:

- Sông Ô Lâu

- Hệ thống Sông Hương

- Sông Nong

- Sông Truồi

- Sông Cầu Hai

- Sông Bù Lu

Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển).

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào như:

- Sông An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm Cầu Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang;

- Sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh;

- Sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến và sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở Bao Vinh.

Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai.

III. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối.

- Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc

- Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.

- Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày.

- Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).

IV. HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA, DI TÍCH LỊCH SỬ

1. Bảo tàng: 05

a) Công lập

- Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT.Huế (Sở VHTT&DL);

- Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Trung tâm BTDTCĐ Huế);

- Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung (Sở Khoa học và Công nghệ);

- Bảo tàng Văn hóa Huế (Ủy quyền UBND thành phố Huế quản lý).

b) Tư nhân

- Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu Triều Nguyễn (86 Mai Thúc Loan - Huế của Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn).

2. Nhà trưng bày: 03

- Nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị,

- Nhà trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng (Sở VHTT&DL);

- Nhà trưng bày nông cụ Thủy Thanh (Hương Thủy).

3. Thư viện

a) Thư viện Tổng hợp tỉnh, Thư viện 8 huyện, thị xã.

b) Thư viện của khối trường học.

4. Nhà văn hóa

a) Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh

b) Nhà văn hóa thông tin 9 huyện, thị xã, thành phố.

5. Nhà hát: 02

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (Trung tâm BTDTCĐ Huế), Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế (Sở VHTT&DL).

6. Di tích

a) Di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế (18 di tích)

b) Di tích quốc gia đặc biệt: Quần thể di tích Cố đô Huế, Hệ thống di tích đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (qua Thừa Thiên Huế). (02)

c) Di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh: có 141 di tích đã được xếp hạng, gồm: 86 di tích cấp quốc gia; 55 di tích cấp tỉnh; trong đó quần thể di tích cố đô Huế đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

7. Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế.

V. CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông).

Xem chi tiết tại đây

VI. DÂN TỘC, TÔN GIÁO

1. Dân tộc

Tỉnh Thừa Thiên Huế có các dân tộc thiểu số đó là:

- Dân tộc Bru-Vân Kiều

- Dân tộc Cơ tu

- Dân tộc Tà Ôi

- Dân tộc Pa Kôh

2. Tôn giáo

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 tôn giáo đó là:

- Phật giáo

- Công giáo

- Tin lành

- Cao đài

VII. CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ TÊN TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM

STT

Tên phổ thông

Tên khoa học

Mức độ quý hiếm

SĐVN (2000)

NĐ 48/CP

 

Lớp thú

Mammalia

 

 

1

Chồn dơi (cầy bay)

Cynocephalus variegatus

R

IB

2

Dơi chó tai ngắn

Cynopterus branchyotis

R

 

3

Dơi lá sađen

Rhirolophus borneensis

R

 

4

Dơi lá quạt

Rhiolophus paradoxolophus

R

 

5

Dơi tai siligo

Myotis siligorensis

R

 

6

Dơi thùy frit

Coelops frithii

R

 

7

Cu li lớn

Nycticebus coucang

V

IB

8

Cu li nhỏ

Nycticebus pygmaeus

V

IB

9

Khỉ mặt đỏ

Maccaca arcoides

V

 

10

Khỉ mốc

Maccaca assamensis

V

IIB

11

Khỉ đuôi lợn

Maccaca nemestrina

V

IIB

12

Voọc chà vá chân nâu

pygathrix nemaeus

E

IB

13

Vượn đen má trắng

Nomascus leucogenys

E

IB

14

Sói đỏ

Cuon alpinus

E

IIB

15

Gấu chó

Ursus malayanus

E

IB

16

Gấu ngựa

Ursus thibetanus

E

IB

17

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinerea

V

 

18

Rái cá thường

Lutra lutra

V

IB

19

Rái cá lông mượt

Lutrogale perspicillata

V

IB

20

Cầy mực

Artctictic bintorong

V

IB

21

Cầy giông sọc

Viverra megaspila

E

IIB

22

Báo lửa

Catopuma temmimcki

E

IB

23

Mèo rì

Felis chaus

E

IB

24

Mèo gấm

Pardofelis marmorata

V

IB

25

Hổ

Panthera tigris

 

IB

26

Báo hoa mai

Panthera pardus

E

IB

27

Báo gấm

Pardofelis nebulosa

E

IB

28

Heo vòi

Tapirus indicus

V

 

29

Cheo cheo Nam Dương

Tragulus javanicus

E

IB

30

Bò tót

Bos gaurus

V

IB

31

Sơn dương

Capricornis sumatraensis

E

IB

32

Mang lớn

Megamuntiacus vuquangensis

V

IB

33

Sao la

Pseudoryx nghetinhensis

V

IB

34

Tê tê

Manis pentadactyla

E

 

35

Sóc bay đen trắng

Hylobetes alboniger

V

 

36

Sóc bay lớn

Petaurista petaurista

R

IB

37

Sóc đen

Rafuta bicolor

R

 

 

Lớp chim

Aves

 

 

38

Gà lôi hông tía

Lophura diardi

T

IB

39

Gà lôi lam mào trắng

Lophura edwardsi

E

IB

40

Trĩ sao

Rheinartia ocellata ocellata

T

IB

41

Công

Pavo muticus imperator

R

IB

42

Cu xanh seimun

Treron seimundi modestus

R

 

43

Dù dì phương đông

Ketupa zeylonensis orientalis

T

 

44

Bồng chanh rừng

Alcelo hercules

T

 

45

Sả mỏ rộng

Pelagopsis capensis burmanica

T

 

46

Niệc nâu

Ptilolaemus tickelli

T

IIB

47

Niệc mỏ vằn

Rhyticeros undulatus ticehursti

T

IIB

48

Gõ kiến xanh đầu đỏ

Picus rabierit

T

 

49

Mỏ rộng xanh

Psarisomus dalhousiae dalhousiae

T

 

50

Đuôi cụt bụng đỏ

Pitta nympha

R

 

51

Đuôi cụt bụng vằn

Pitta ellioti

T

 

52

Trèo cây trán đen

Sitta solangiae

T

 

53

Khướu mỏ dài

Jabouilleia danjoui

T

 

 

Lớp bò sát

Reptilia

 

 

54

Rồng đất

Physignahus cocincinus

V

 

55

Ô rô vảy

Acanthosaura lepidogaster

T

 

56

Kỳ đà vân

Varanus bnengalensis neblosus

V

IIB

57

Kỳ đà hoa

Vananus salvator

V

IIB

58

Trăn đất

Python molurus

V

IIB

59

Rắn ráo

Ptyas korros

T

 

60

Rắn cạp nong

Bungarus fasciatus

T

IIB

61

Rắn hổ mang

Naja naja

T

IIB

62

Rắn hổ mang chúa

Ophiophagus hannah

E

IB

63

Rắn lục sừng

Trimeresurus cornutus

R

IIB

64

Rắn lục núi

Trimeresurus monticola

R

IIB

65

Đồi mồi

Eretmochelys imbricata

E

IB

66

Rùa đầu to

Platysternum magacephalum

R

 

67

Rùa hộp trán vàng

Cistoclemmys galbinifrons

V

 

68

Rùa núi viền

Manouria impressa

V

 

 

Lớp ếch nhái

Amphibia

 

 

69

Cóc gai mát

Megophys  longipes

T

 

70

Cóc rừng

Bufo galeatus

R

 

71

Ếch xanh

Rana andersoni

T

 

72

Ếch vạch

Rana microlineata

T

 

73

Hoặn lớn

Rhacophorus nigropalmatus

T

 

 

Lớp cá

Pisces

 

 

74

Cá mòi đường

Albula vulpes

 

 

75

Cá mòi chấm

Clupanodon punctatus

 

 

76

Cá mòi cờ

Clupanodon thrissa

 

 

77

Cá chình hoa

Anguilla marmorata

 

 

78

Cá cháy

Hilsa reevesii

 

 

79

Cá ngạnh

Cranoglanis sisensis

 

 

 

Lớp côn trùng

Insecta

 

 

80

Cà cuống

Lethocerus indicus

 

 

 

VIII. DANH SÁCH CÁC LOẠI THỰC VẬT QUÝ HIÊMS CÓ TÊN TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM

STT

Tên tiếng Việt

Tên khoa học

Cấp báo động

SĐVN

NĐ 48

1

Ba gạc lá nhỏ

Rauvolfia indochinensis Pichon

T

-

2

Bảy lá một hoa, Tảo hưu

Paris polyphylla Smith

R

-

3

Bổ cốt toái

Drynaria fortunei (Kuntz. ex Mett.) J.Smith

T

-

4

Cầu diệp Evard

Bulbophyllum evradii Gagnep

R

-

5

Cầu diệp Hiệp

Bulbophyllum hiepii Aver

R

-

6

Cầu diệp Tixier

Bulbophyllum tixieri Seidenf

R

-

7

Cầu tích, Lông cu li

Cibotium barometz (L.) J.Smith

K

-

8

Chò chỉ

Parashorea chinensis Wang Hsie

K

-

9

Cơm lệnh nhỏ

Pothos kerrii Buchet ex Gagnep

R

-

10

Cúc mai, cây Indo

Indosia involucrata (Gagnep.) J. E. Vidal

T

-

11

Dầu đọt tím

Dipterocarpus grandiflorua. Blanco

R

-

12

Dó Bà Nà

Aquilaria banaensae Phamh

T

-

13

Dó bầu, Trầm hương

Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

E

IIA

14

Du sam, Thông dầu

Keteleeria evelyniana  Mast

V

IIA

15

Đỉnh tùng

Cephalotaxus hainanensis H. L. Li.

R

-

16

Đơn mạng

Maesa reticulata C. Y. Wu

R

-

17

Gụ lau, Gõ lau

Sindora tonkinensis A. Chev.

V

-

18

Hà thủ ô đỏ

Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

V

-

19

Hoàng đàn giả, Tùng Bạch Mã

Dacrydium pierrei Hickel

K

-

20

Hoàng thảo hương thơm

Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien

R

-

21

Hồi lá nhỏ

Illicium parvifolium Merr

R

-

22

Kiền kiền

Hopea pierrei Hance

K

-

23

Kim giao

Nageia freuryi (Hickle) Lawb

V

-

24

Kim giao cuống phình

Nageia wallichiana (Presl.) Kuntz

V

-

25

Kim tuyến

Anoetochilus chapaensis Gagnep

R

IA

26

Lá khôi

Ardisia silvestris Pit

V

-

27

Lan thông

Psilotum nudum (L.) Griseb.

K

-

28

Mở rạng

Pachylarnax precalva Dandy

V

-

29

Nắp ấm

Nepenthes annamensis Macfarl

R

-

30

Ngân nhĩ

Tremella fuciformic Berk

R

-

31

Ngũ gia bì hương

Acanthopanax gracilistyluss W.W. Smith

K

-

32

Nưa chân vịt

Tacca palmata Blume

R

-

33

Ô dước Nam

Lindera myrrha (Luor.) Merr.

V

-

34

Pơ mu

Fokienia Hodgingsii (Dunn.) Henry & Thomas

K

IIA

35

Re hương

Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meissn.

K

IIA

36

Sao lá to

Hopea hainanensis Merr&Chun

K

-

37

Sến mật

Madhuca pasquieri (Dubard.) H.J.Lam.

K

-

38

Sừng dê

Strophanthus divaricatus (Luor) Hook&Arn

T

-

39

Thiên tuế

Cycas pectinata Griff

V

IIA

40

Trắc

Dalbergia cochinchinensis <st1:city w:st="on"><st1:place w:st="on">Pierre

V

IIA

41

Trợ hoa

Enkianthus quinqueflorus Lour

R

-

42

Trường ngân

Amesiodendron chinense (Merr.) Hu

T

-

43

Ý thảo

Dendrobium grantiosissimum Reichb.f.

R

-