Đạo Dừa, tiểu sử ông Đạo Dừa “Nguyễn Thành Nam” Bến Tre

VÀI NÉT VỀ GIÁO CHỦ NGUYỄN THÀNH NAM

Giáo chủ Đạo Dừa-Nguyễn Thành Nam sinh ngày 25 tháng chạp, năm kỷ dậu ( giấy khai sinh ghi là ngày 22-4-1910), tại xã Phước Thạnh, Tổng An Hòa, Huyện Trúc Giang, Tỉnh Kiến Hòa ( Nay thuộc Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre).Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, nhiều quyền thế. Mẹ là bà Lê Thị Sen. Cha là ông Nguyễn Thành Trúc-là một cựu cai tổng thời Pháp thuộc từ những năm 1940 đến năm 1944, cai tổng có tới ba người vợ và Nguyễn Thành Nam là con của người vợ cả. Vì thế ông được thừa hưởng rất nhiều quyền lợi, còn được tạo điều kiện để đi sang Pháp du học.Việc Nguyễn Thành Nam có thực sự lấy được bằng kỹ sư hóa học hay không thì cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều, chỉ biết rằng trong tiểu sử xin ứng cử Tổng thống của mình Cậu Hai ghi là đã từng học qua các trường ở Pháp như: “Pensionat des lafristes tại Lyon, Saint Joseph et Saint Marie tại Canes…và cả trường cao đẳng hóa học Rouen”.Vào năm 1945, đây là năm bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Nguyễn Thành Nam, là giai đoạn sơ khai hình thành “ Đạo Dừa”. Ngày mùng 3 tháng 9 năm Ất Dậu (1945), ông quy y cầu đạo với Hòa thượng Thích Hồng Tôi ở chùa An Sơn- núi Tượng thuộc vùng bảy núi, Châu Đốc, An Giang.

daoduaconphungbentre

Đạo Dừa Cồn Phụng Bến Tre – ông Nguyễn Thành Nam

SỰ RA ĐỜI CỦA “ĐẠO DỪA”

Kể từ năm 1945 trở về sau, tên gọi “Đạo Dừa” thường được mọi người nhắc đến. Bởi vì trong thời gian tu đạo của mình, Cậu Hai chỉ toàn ăn trái cây và uống nước dừa xiêm. Nguyễn Thành Nam cũng từng nói rằng: “25 năm bần đạo không uống nước sống, nước mưa, chỉ uống nước dừa xiêm và nước mía”. Thậm chí ông còn dùng nước dừa để rữa hoa quả ăn, “Đài bát quái” mà Cậu Hai dựng đầu tiên cao 14 mét ở xã Phước Thạnh cũng toàn bằng dừa. Người đời thường gọi “Đạo Dừa” từ thuở đó.Sau thời gian tu tập trên núi, ông trở về và bắt đầu truyền bá cách hành đạo của mình. Năm 1948, tại Định Tường (Tiền Giang) ông ngồi thiền ở nhiều nơi từ bờ sông cho đến trước mái hiên nhà…mặc cho mọi người qua lại dòm ngó. Những năm 1950, người ta thường thấy Cậu Hai chỉ khoát trên mình một manh áo mỏng, đêm ngày ngồi tịnh khẩu hành đạo trên “Đài bát quái” và mỗi năm chỉ tắm một lần vào ngày Phật đản (8-4 AL). Ông còn mua cả xà lan loại nhỏ, hai tàu chở khách để thuận tiện cho việc hành đạo cũng như đưa rước các tín đồ. Vì biến động của thời cuộc, vào năm 1963, Cậu Hai dời toàn bộ cơ sở về mũi phía đông Cồn Phụng (thuộc xã Tân Thạch-Châu Thành) gần bến phà Rạch Miễu cũ. Tại đây ông cho xây dựng chùa Nam Quốc Phật – có cả Cửu Đỉnh, sân Rồng, phi thuyền Apollo, bản đồ hình chữ S, Tháp Chuông Hòa Bình, khu vực Thất Sơn…Ông còn mua thêm xà lan lớn 3 tầng, trên đó có cả tháp đài, nhà khách, vườn hoa…Và từ đây, Giáo chủ Nguyễn Thành Nam bắt đầu những tháng ngày truyền bá tư tưởng đạo pháp của mình.

ĐẠO DỪA VÀ TÔN CHỈ HÀNH ĐẠO

Mọi Tôn Giáo khác nhau đều có những giáo lý, tư tưởng hành đạo khác nhau. Thế nhưng, nói đến “Đạo Dừa” người ta thường liên tưởng đến một Giáo phái với những cách tu đạo rất khác biệt và cũng vô cùng huyền bí. Giáo chủ Nguyễn Thành Nam-người tự cho mình là đấng tái sinh của vua Minh Mạng, là Thiên Nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình, ở giáo phái của ông đó chính là sự tổng hòa của nhiều tôn giáo: từ Nho, Phật, Lão cho đến Ki tô giáo. Ngay cả câu niệm của Đạo Dừa cũng thể hiện một sự kết tinh rất đặc biệt đó là: “Nam vô Phật Chúa cứu khổ cứu nạn Amen”. Một điểm chung mà tư tưởng hành đạo của ông giống với các tôn giáo khác chính là luôn hướng con người đạt đến những giá trị tốt đẹp, khuyến khích họ biết yêu thương, tôn trọng lễ nghĩa và cư xử với nhau cho tốt đời đẹp đạo. Tuy nhiên, về phương pháp tu tập của mình thì lại khác xa. Cách tu đạo của ông là: không cần tụng kinh, gõ mỏ, chỉ cần ngồi thiền tịnh khẩu, tưởng niệm và chỉ uống nước dừa mà không động đến các thực phẩm khác của trần gian. Như thế, điều đó là rất khó khăn cho những ai mới bước đầu tu đạo theo cách của ông.Có thể nhìn nhận ở ông Đạo Nguyễn Thành Nam là một người luôn yêu chuộng hòa bình. Cậu Hai khuyến khích các tín đồ mỗi ngày bỏ ra 5 phút cầu nguyện để cho thế giới được hòa bình.Để chứng minh cho chân lý của mình là đúng, ông đã thử nghiệm bằng cách cho mèo và chuột sống chung trong một lồng, từ đó ngụ ý với mọi người rằng hai kẻ thù không đội trời chung như mèo và chuột vẫn có thể chung sống hòa bình với nhau. Giáo chủ Đạo Dừa còn cho tín đồ của mình chia thành hai phe Việt Cộng và lính Ngụy, hai bên chém giết lẫn nhau thế nhưng khi Cậu Hai từ từ trên đài tháp xuống thì tất cả lập tức buông vũ khí hòa giản. Cũng từ cách nghỉ đó, ông Đạo Dừa còn đi đến một quyết định lớn lao hơn đó là ứng cử Tổng thống miền Nam vào năm 1971.

CHUYỆN “ĐẠO DỪA” ỨNG CỮ TỔNG THỐNG

Có một thời, dư luận bàn tán xôn xao về chuyện một tu sĩ xin ứng cử Tổng Thống miền Nam vào cuối thập niên 1960. Và, Nguyễn Thành Nam-một tu sĩ Đạo Dừa “ thứ thiệt” đã tình nguyện ra ứng cử nhằm mục đích duy nhất là đem lại hòa bình cho dân tộc, cứu rỗi nhân loại.Với khẩu hiệu “Liên danh dân tộc hòa bình thống nhất”, Cậu Hai đưa ra một lời cam kết đanh thép rằng: “Nếu đắc cử Tổng Thống, ông sẽ đem lại hòa bình cho Việt Nam và Đông Dương trong vòng 7 ngày”, sau đó “Tân Đại Tổng Thống sẽ từ chức”. Đạo Dừa nói ra điều này nhằm chứng tỏ rằng ông không phải là người “trần” ham mê thế lực mà Cậu Hai chính là vị thánh sống xuất hiện để cứu giúp dân tộc, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả này thì sẽ ra đi. Chính Nguyễn Thành Nam cũng từng khẳng định rằng: “Từ năm 1948 đến nay (1970) bần đạo là người duy nhất nắm giữ chìa khóa hòa bình mà chưa có dịp mở khai, cho nên bần đạo phải tự hy sinh đứng ra nhận gánh hòa bình”.Có thể nói, từ phát ngôn cho đến hành động của mình thì Cậu Hai luôn thể hiện mình là một người rất đặc biệt và đầy thú vị. Điều này được minh chứng bằng hàng loạt hoạt động cho việc ứng cử của mình, cụ thể như: Có lần “Đạo Dừa” đem cả một cái chuông lên Sài Gòn và xin được đánh lên một hồi chuông trên đài phát thanh . Theo Cậu Hai giải thích thì tiếng chuông ấy là một tiếng “gọi” làm thức tỉnh, khi nghe được tiếng chuông đó thì cả hai miền Nam-Bắc lập tức có “hòa bình”( ngày nay “Tháp chuông hòa bình” là một phần trong quần thể công trình kiến trúc của Đạo Dừa). Hay là chuyện Nguyễn Thành Nam đem rất nhiều tiền của đựng trong 9 cái cần xé lên Sài Gòn nộp quỹ ứng cử (đây là tiền bắt buộc phải nộp cho bất kỳ ai muốn ra ứng cử) cũng đã từng tạo ra cảnh choáng ngợp cho những người chứng kiến…Nhân đây cũng xin được nhắc lại rằng, tuy Cậu Hai không phủ nhận cựu cai Tổng và bà Lê Thị Sen là hai đấng sinh thành của mình, thế nhưng “Đạo Dừa” lại luôn cho mình là vị vua Minh Mạng tái sinh, mà vua Minh Mạng được cho là vị vua tái sinh từ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì vậy, Nguyễn Thành Nam cũng tự cho mình là một nhà thông thái như Trạng Trình. Trước đây ở chùa Nam Quốc Phật, hai câu sấm nỗi tiếng của Trạng Trình cũng được “Đạo Dừa” xem như câu tuyên ngôn bất di bất dịch và được rao giảng thường xuyên, đó là:“Phá điền quân tử xuất Bất chiến tự nhiên thành”Đây là hai câu tuyên ngôn Hán Việt, được giải thích như sau( “Phá” tức là phá bỏ, loại bỏ…; “Điền” là ruộng, đất…; “Quân tử” ở đây được hiểu là bậc minh quân, vua…; “Xuất” là sự xuất hiện, thoát ra…). Theo ý của Đạo Dừa thì đó là phá bỏ luật đất đai điền thổ ban hành luật “người cày có ruộng”, thì khi đó nhà vua sẽ xuất hiện (Vua ở đây chính là Nguyễn Thành Nam). Một khi “vua” xuất hiện rồi thì “Bất chiến tự nhiên thành”- một cuộc chinh phục không cần đến sự giao chiến, bạo lực mà là dựa trên phương cách bất bạo động. Ý tưởng này được Nguyễn Thành Nam áp dụng một cách triệt để mà chúng tôi đã nêu lên trong phần trước.Tuy “Đạo Dừa” đã đặt rất nhiều tâm huyết vào việc ứng cử và đưa ra rất nhiều ý tưởng, thế nhưng những việc làm này của Nguyễn Thành Nam lại không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận, họ cho rằng ý tưởng của ông là hoang đường và ảo tưởng. Thế là, ước nguyện làm Tổng Thống để cứu bá tánh của Đạo Dừa đã không thành hiện thực.

SỰ KẾT THÚC CỦA ĐẠO DỪA

“Đạo Dừa” hoạt động rất “tích cực” trong những năm 1945 đến năm 1975. Tuy nhiên kể từ sau khi hòa bình lập lại (1975) thì Đạo Dừa bị cấm hoạt động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đỗ của Đạo này, nhưng chung quy lại chúng ta có thể nhận thấy rõ là:Thứ nhất: Đạo Dừa không có một đường lối, giáo lí rõ ràng, thậm chí có phần hài hước . Chỉ là kế thừa và rút tỉa tinh hoa từ những Tôn giáo khác, vả lại ông đề ra rất nhiều quy luật quá khắc khe cho các tín đồ, trái với khoa học. Vì vậy , Đạo Dừa không được sự thừa nhận của Hội đồng Tôn giáo Việt Nam.Thứ hai: Sau những năm 1975, cùng với những hoạt động bất hợp pháp của mình, Đạo Dừa bị chính quyền cấm hành đạo. Sau đó ông Đạo Nguyễn Thành Nam được đưa đi cải tạo sau khi bị bắt trở lại trong quá trình vượt biên, nhưng được người thân bảo lãnh về sống tại Phú An Hòa do tuổi cao sức yếu.Trong khoảng thời gian này, người ta nhận thấy ở Cậu Hai đã có những thay đổi đáng kể như trong việc vận động người dân sửa cầu, đường ở quê nhà. Đó như là một nghĩa cữ tri ân đến nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Thế nhưng không lâu sau đó, vì thấy những tín đồ vẫn còn tin tưởng mình thế nên Đạo Dừa hoạt động trở lại. “Đạo Dừa” vận động nhiều tín đồ góp tiền vàng xây dựng chùa, am, mua sắm ghe thuyền làm nơi truyền “Đạo bất tạo con” mà Cậu Hai đã có ý định từ trước đó. Nguyễn Thành Nam cho thành lập một đài phát thanh trên ghe và hàng ngày cho phát thanh tuyên truyền “Đạo bất tạo con”-“Nhất nam cửu nữ”. Đạo này Nam-Nữ sống chung nhưng không sinh ra con cái. Nhận thấy sự hoạt động này trái với thuần phong mỹ tục người Việt và có tính chất mê tín dị đoan nên chính quyền đã nhiều lần nhắc nhỡ và kiểm điểm ông. Sau nhiều lần hoạt động lén lút cho đến năm 1990, “Đạo Dừa” đã qua đời trong một tai nạn ngã từ trên gác cao xuống nền nhà (tại Phường 5-Thành Phố Mỹ Tho). Kể từ thời gian đó các tín đồ cũng không còn ai theo đạo này nữa. “Đạo Dừa” hay “Đạo bất tạo con” cũng kết thúc từ đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công ty TNHH-TMDV Cồn Phụng, Nhà trưng bày tiểu sử Đạo Dừa. Minh Trí (1991), Đạo Dừa ông là ai? Thánh sống hay kẻ điên khùng, Sở văn hóa Thông tin Bến Tre. Hàn Phong-An Nhàn (2014), Huyền thoại về phái tu Đạo Dừa “kỳ dị”, Báo Gia Đình và Xã Hội.

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_D%E1%BB%ABa và cùng nhiều nguồn kể quý báu từ người dân ở Cồn Phụng Cồn Phụng (thuộc Ấp 10-Xã Tân Thạch-Huyện Châu Thành-Tỉnh Bến Tre),

Là một cù lao nổi giữa sông Tiền, với diện tích khoảng 30.000m2, cách trung tâm thành phố Bến Tre 13km nếu đi bằng đường bộ và khoảng 25km bằng đường sông. Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch trong nước, khu du lịch Cồn Phụng rất vinh dự khi được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long và cũng là một trong những đơn vị lữ hành quốc tế của Bến Tre. Đến với khu du lịch sinh thái Cồn Phụng, quý khách không những được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo của Đạo Dừa, tham quan làng nghề truyền thống, bảo tàng dừa, hội quán thư pháp, vườn hoa, ao sen, câu cá sấu, câu cá giải trí, karaoke miễn phí, đạp xe trên đương làng…mà còn được tận hưỡng một không gian tự nhiên thoáng mát với bốn bề là sông nước.Bên cạnh đó, ngoài tour truyền thống tham quan bốn cồn “ Long-Lân-Quy-Phụng” còn phát triển thêm nhiều hoạt động dã ngoại để phục vụ quý khách như: Tát mương bắt cá,giở chà bắt tôm, tour homestay, tour Bến Tre 2 ngày 1 đêm; 3 ngày 2 đêm , và đặc biệt là tour ăn tết miệt vườn tại “Thánh địa” hoa xuân Cái Mơn,Chợ Lách …tour Bến Tre 2 ngày 1 đêm, 3 ngày 2 đêm, và đặc biệt là tour ăn tết miệt vườn tại “Thánh địa” hoa xuân Cái Mơn,Chợ Lách …Ngoài ra, chúng tôi cũng có một hệ thống nhà hàng văn minh, lich sự cùng với những đặc sản địa phương và thực đơn phong phú phục vụ quý khách. Nơi đây có thể cùng lúc phục vụ đến 2000 khách, là nơi lý tưởng để tổ chức các hội nghị, họp mặt Công ty, bạn bè, gia đình, các đoàn khách du lịch… Chúng tôi-với một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, vui vẻ với phương châm “Phục vụ chu đáo-sản phẩm uy tín, chất lượng-giá cả hợp lý” chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách gần xa.