Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trong năm 2023, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm sáng khi có tăng trưởng đạt 57,3 tỷ USD.
Xuất khẩu máy tính của Việt Nam đạt kỷ lục Xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử và điện thoại đạt gần 42 tỷ USD Xuất khẩu máy tính “qua mặt” điện thoại

Thông tin được đưa ra tại ‘Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023’ được Bộ Công Thương công bố ngày 16/5, tại Hà Nội.

Cụ thể, năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 301,1 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng ky, chiếm tỷ trọng gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu. Có 6 mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, bao gồm: Điện thoại đạt 52,4 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm trước; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 57,3 tỷ USD, tăng 3,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 43,1 tỷ USD, giảm 5,7%; hàng dệt, may đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4%; giày dép các loại đạt 20,2 tỷ USD, giảm 15,3%.

Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu nhóm tỷ USD

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 57,3 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2022. Đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (chiếm 16,2%).

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu nhóm tỷ USD

Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hồng Kông… Một số thị trường xuất khẩu có kim ngạch tăng so với năm 2022 gồm có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt cao nhất với trị giá 17 tỷ USD, tăng khoảng 6,8% so với năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đứng thứ hai đạt 13,1 tỷ USD, tăng 9,8%; sang thị trường Hàn Quốc đạt khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 42,6%; sang thị trường Ấn Độ đạt khoảng 1,95 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2022.

Các thị trường ghi nhận sụt giảm xuất khẩu so với năm 2022 có Hồng Kông (Trung Quốc), khối EU, khối ASEAN và Nhật Bản, trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt khoảng 5,54 tỷ USD, giảm 5,8%; sang EU đạt khoảng 5,5 tỷ USD giảm 13%; sang khối ASEAN đạt khoảng 2,5 tỷ USD, giảm 25,9%.

Báo cáo nêu rõ, năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt khoảng 52,4 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2022. Đây là nhóm hàng đứng thứ 2 về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam (đứng sau nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện), chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Các thương hiệu điện thoại nguyên chiếc có kim ngạch xuất khẩu cao bao gồm: Samsung, Google, Iphone, Nokia và Xiaomi. Thương hiệu linh kiện điện thoại có kim ngạch xuất khẩu cao gồm Samsung, LG và Sony.

Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường vẫn ghi nhận mức tăng so với năm 2022 bao gồm: Trung Quốc, khối EU, khối ASEAN, Anh và Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt cao nhất, khoảng 16,9 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2022, chiếm 32% tỷ trọng xuất khẩu. Xuất khẩu sang khối EU đạt khoảng 6,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2022; sang khối ASEAN đạt 2,1 tỷ USD, tăng 5,7%; sang Anh đạt khoảng 1,32 tỷ USD, tăng 15,9%; sang Nhật Bản đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 12,8% so với năm 2022.

Với mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, năm 2023 xuất khẩu sang nhiều thị trường ghi nhận sụt giảm so với năm 2022, trong đó có: Hoa Kỳ giảm 33,5% (đạt 7,9 tỷ USD), Hàn Quốc giảm 30,5% (đạt khoảng 3,5 tỷ USD), UAE giảm 3,7% (đạt khoảng 2,1 tỷ USD), Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 30,7% (đạt khoảng 1,4 tỷ USD).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác của cả nước đạt gần 43,1 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Trong đó, trị giá xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 39,5 tỷ USD, giảm 7,2%, chiếm tỷ trọng 91,5% tổng xuất khẩu máy móc của cả nước.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh là những thị trường lớn xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của Việt Nam trong năm 2023.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023 với kim ngạch đạt gần 18,2 tỷ USD, giảm 9,8% so với năm 2022, chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của cả nước.

Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang thị trường EU xếp thứ hai, đạt 5,54 tỷ USD, giảm 1,5% so với năm 2022. Trong đó, Hà Lan và Đức là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Tiếp đến là các thị trường: ASEAN chiếm tỷ trọng 7,1%; Trung Quốc chiếm 7,0%; Hàn Quốc chiếm 6,4%; Nhật Bản chiếm 6,4%; Anh chiếm 2,4%,... Đáng chú ý, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang một số thị trường nhỏ trong năm 2023 tăng mạnh so với năm 2022 như: Phần Lan tăng 124,0%; Mozambique tăng 119,1%; Ả-rập Xê-út tăng 103,0%; Séc tăng 69,5%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 48,5%; Nga tăng 43,9%…

Xuất khẩu dệt may bứt phá

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt, may của cả nước đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2022. Xơ sợi dệt các loại đạt 4,4 tỷ USD, giảm 7,6% so với năm 2022. Xuất khẩu năm 2023 toàn ngành đạt khoảng 40 tỷ USD.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng nhìn chung mặt hàng dệt may đã có tín hiệu phục hồi vào nửa cuối năm 2023. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ngành dệt may phải đối diện với nhiều thách thức từ tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, trong đó vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá, ...

Về thị trường, năm 2023, hàng dệt và may mặc của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất tới 6 thị trường gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Canada.

Năm 2023 ghi nhận tăng trưởng so với năm 2022 tại thị trường Nga, Ả rập Xê-út, Tây Ban Nha, Australia, Ấn Độ,... Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may cũng thâm nhập được một số thị trường mới tại châu Phi và Trung Đông. Điều này góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không bị giảm sâu trong bối cảnh sức mua giảm mạnh. Một số thị trường giảm nhiều, đặc biệt là châu Âu gồm có Anh giảm 16,8%, Phần Lan giảm 21%, Na-uy giảm 36,8%, Pháp giảm 37,2%, Đan Mạch giảm 40,9%. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ và Canada giảm trên 16%. Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhẹ ở mức 6,8%.

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Ngành dệt may bứt phá về thị trường xuất khẩu. Ảnh TTXVN

Với ngành da giày, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 24,0 tỷ USD, giảm 14,2% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 20,2 tỷ USD, giảm 15,3%, chiếm 5,7% tổng xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng túi xách, vali, mũ, ô dù đạt 3,78 tỷ USD, giảm 7,8% so với năm 2022. Mặc dù kim ngạch năm 2023 có giảm nhưng thị trường xuất khẩu của ngành da giày có sự phục hồi những tháng cuối năm.

Xét về thị trường, thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của mặt hàng giày dép là Hoa Kỳ đạt 7,16 tỷ USD, giảm 25,5% so với năm 2022 (chiếm tỷ trọng 35,4% xuất khẩu mặt hàng giày dép). Thứ hai là khu vực thị trường EU đạt 4,82 tỷ USD, giảm 17,5% và chiếm 23,8% trị giá xuất khẩu mặt hàng giày dép (một số thị trường quan trọng trong EU đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh là Bỉ đạt 1,2 tỷ USD, giảm 26,3%, Hà Lan đạt 1,0 tỷ USD, giảm 5,7%, Đức đạt 943,0 triệu USD, giảm 27,1%).

Một số thị trường xuất khẩu lớn khác là thị trường Trung Quốc đạt 1,87 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2022; Nhật Bản đạt 1,05 tỷ USD, giảm 4,2%; Anh đạt 795,1 triệu USD, tăng 3,9%; Hàn Quốc đạt 626,6 triệu USD, giảm 3,7%; Canada đạt 469,5 triệu USD, giảm 22,4%; Mexico đạt 425,3 triệu USD, tăng 3,3%; UAE đạt 216,3 triệu USD, tăng 7,1% ...

Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đâu là lý do khiến giá cà phê Robusta xuất khẩu tăng cao nhất lịch sử?

Đâu là lý do khiến giá cà phê Robusta xuất khẩu tăng cao nhất lịch sử?

Giá cà phê Arabica xuất khẩu thấp hơn Robusta tới 32 USD/tấn, đây là điều chưa từng có. Đâu là lý do khiến giá cà phê Robusta tăng cao nhất lịch sử 50 năm qua?
Mở rộng thị trường Nga cho hàng dệt may

Mở rộng thị trường Nga cho hàng dệt may

Mới đây, một số doanh nghiệp dệt may đã tham gia triển lãm BEE -TOGETHER lần thứ 17 tại Moscow nhằm tìm kiếm cơ hội tại thị trường Nga.
Chính thức ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với xuất khẩu khỉ từ Việt Nam sang Trung Quốc

Chính thức ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với xuất khẩu khỉ từ Việt Nam sang Trung Quốc

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với xuất khẩu khỉ từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vừa chính thức được ký kết.
Khi nào Ấn Độ sẽ gỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu gạo?

Khi nào Ấn Độ sẽ gỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu gạo?

Chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ xem xét dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu gạo trên cơ sở sản lượng gạo dư thừa và kỳ vọng tích cực từ mùa vụ gieo trồng mới.
Ngành Hải quan đưa ra các giải pháp triển khai chuyển đổi số

Ngành Hải quan đưa ra các giải pháp triển khai chuyển đổi số

6 nhóm giải pháp chính sẽ được Tổng cục Hải quan triển khai để thúc đẩy công tác chuyển đổi số trong năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Tháng 5, điểm tên 2 thị trường tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu quế

Tháng 5, điểm tên 2 thị trường tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu quế

Tháng 5/2024, xuất khẩu quế sang một số thị trường có sự tăng đột biến, cụ thể, Indonesia tăng 600%, Trung Quốc tăng 513,6%…
TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Diễn đàn xuất khẩu năm 2024 -

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Diễn đàn xuất khẩu năm 2024 - ''Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá Quốc tế''

Ngày 6/6, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn xuất khẩu 2024 với chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá Quốc tế” và triển lãm VietNam International Sourcing.
4 tháng năm 2024: Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh

4 tháng năm 2024: Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh

Nguồn cung trong nước dồi dào khiến lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2024.
5 tháng, xuất khẩu cà phê thu về 2,9 tỷ USD

5 tháng, xuất khẩu cà phê thu về 2,9 tỷ USD

5 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê thu về 2,9 tỷ USD, giá cà phê xuất khẩu bình quân ước đạt mức 3.482 USD/tấn, tăng 49,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược sóng: Giá heo hơi trong nước tăng mạnh, nhập khẩu thịt heo lại giảm

Ngược sóng: Giá heo hơi trong nước tăng mạnh, nhập khẩu thịt heo lại giảm

Giá heo hơi trong nước tăng mạnh, chạm mốc 70.000 đồng/kg, tuy nhiên, nhập khẩu thịt heo lại giảm.
Thiếu hụt nguồn cung, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm

Thiếu hụt nguồn cung, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm

Tổng sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 24/25 dự báo là 29 triệu bao, với sản lượng Robusta ước tính là 27,85 triệu bao và Arabica là 1,15 triệu bao.
Giá hồ tiêu tăng nhanh hơn giá vàng, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng thu về tỷ USD

Giá hồ tiêu tăng nhanh hơn giá vàng, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng thu về tỷ USD

Giá hồ tiêu liên tục tăng, thậm chí biến động theo giờ, xuất khẩu hồ tiêu được kỳ vọng thu về tỷ USD trong năm 2024 này.
Sầu riêng Việt Nam chiếm 39,2% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm 39,2% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam đang chiếm 39,2% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, đưa Việt Nam là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc.
5 tháng đầu năm 2024, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 39,3% so với cùng kỳ

5 tháng đầu năm 2024, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 39,3% so với cùng kỳ

5 tháng đầu năm 2024, giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam ước đạt 4.308 USD/tấn, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khai mạc Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Khai mạc Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Hôm nay (4/6), tại Phú Quốc, Kiên Giang, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN do Tổng cục Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức đã chính thức khai mạc.
Nhập siêu quay trở lại có đáng lo ngại?

Nhập siêu quay trở lại có đáng lo ngại?

Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa tháng 5/2024 ước tính nhập siêu 1 tỷ USD. Như vậy, sau 23 tháng xuất siêu liên tục, nhập siêu quay trở lại.
Đâu là nguyên nhân khiến nhập siêu của Việt Nam với Malaysia tăng mạnh?

Đâu là nguyên nhân khiến nhập siêu của Việt Nam với Malaysia tăng mạnh?

4 tháng năm 2024, giá trị nhập siêu của Việt Nam với Malaysia gần bằng kim ngạch XK, lên tới 1,58 tỷ USD. Nhập siêu từ Malaysia có là vấn đề đáng lưu tâm?
Hợp tác Hải quan trong ASEAN góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại

Hợp tác Hải quan trong ASEAN góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại

Nhân dịp Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33, với vai trò Chủ tịch Hải quan ASEAN, Tổng cục Hải quan giới thiệu về cơ chế hợp tác hải quan ASEAN.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,1 triệu tấn cà phê nhân xô

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,1 triệu tấn cà phê nhân xô

7 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024), Việt Nam xuất khẩu hơn 1,1 triệu tấn cà phê nhân, giảm 1,5% so với cùng kỳ niên vụ 2022-2023.
5 tháng: Xuất khẩu thủy sản thu về 3,6 tỷ USD

5 tháng: Xuất khẩu thủy sản thu về 3,6 tỷ USD

5 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, các thị trường lớn đã có tín hiệu hồi phục về nhu cầu và giá.
Thị trường nào đang thu mua cá tra lớn nhất của Việt Nam

Thị trường nào đang thu mua cá tra lớn nhất của Việt Nam

Tính đến nửa đầu tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra đạt 656 triệu USD, trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu tuần từ 27/5-2/6: Nhiều mặt hàng tăng trưởng ấn tượng; Xuất khẩu 2024 về đích quanh mốc 370 tỷ USD?

Xuất khẩu tuần từ 27/5-2/6: Nhiều mặt hàng tăng trưởng ấn tượng; Xuất khẩu 2024 về đích quanh mốc 370 tỷ USD?

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 24 tỷ USD; xuất khẩu 2024 sẽ về đích quanh mốc 370 tỷ USD... là những tin nổi bật trong xuất khẩu tuần từ 27/5-2/6.
Chế biến sâu gia tăng giá trị xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ

Chế biến sâu gia tăng giá trị xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ

Xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ đã tăng trở lại, thị phần cao su của Việt Nam tại Hoa Kỳ đã dần cải thiện, nhưng mới chỉ chiếm thị phần thấp.
4 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu gạo đạt hơn 248.000 tấn

4 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu gạo đạt hơn 248.000 tấn

Theo báo cáo từ Liên đoàn Lúa gạo Campuchia, 4 tháng đầu năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu gạo đạt hơn 248.000 tấn với tổng doanh thu 170 triệu USD.
Lo ngại nông sản bị cảnh báo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại Hàn Quốc

Lo ngại nông sản bị cảnh báo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại Hàn Quốc

Lo ngại nông sản bị cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại Hàn Quốc, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc đưa ra khuyên cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động