Lý do hồ từng chứa 1.100 tỷ m3 nước hóa hoang mạc, bị nghi ngờ là nơi thử vũ khí sinh học bí mật của Liên Xô

Lý do hồ từng chứa 1.100 tỷ m3 nước hóa hoang mạc, bị nghi ngờ là nơi thử vũ khí sinh học bí mật của Liên Xô

16-05-2024 23:17|Hoàng Giang

Từng rộng 68.000km2 và chứa 1.100 tỷ m3 nước, nay hồ nước này đã mất khoảng 60% diện tích mặt nước và 80% lượng nước tính đến hiện tại.

Hồ nước từng rộng thứ 4 thế giới dần cạn kiệt

Biển Aral là một hồ nước mặn nằm ở biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan. Trước đây, vào những năm 1960, Biển Aral có diện tích lên đến 68.000km2, là thủy vực nội địa lớn thứ tư trên thế giới. Từ giữa thế kỷ 17 cho đến thập niên 1960, mực nước của Biển Aral duy trì ổn định, không có sự biến động lớn, với nguồn nước chính được cung cấp từ hai con sông Syr Darya ở phía bắc và Amu Darya ở phía nam. Mặc dù gọi là biển nhưng thực chất đây là một hồ nước rộng lớn. Tên gọi "Aral" trong tiếng Kazakh có nghĩa là "đảo".

Trước đây, vào những năm 1960, Biển Aral có diện tích lên đến 68.000km2, là thủy vực nội địa lớn thứ tư trên thế giới (Ảnh: Wikipedia)

Trước đây, vào những năm 1960, Biển Aral có diện tích lên đến 68.000km2, là thủy vực nội địa lớn thứ tư trên thế giới (Ảnh: Wikipedia)

Biển Aral ở Trung Á đã mất khoảng 60% diện tích mặt nước và 80% lượng nước tính đến hiện tại. Vào năm 1960, Biển Aral là hồ lớn thứ tư trên thế giới, với diện tích khoảng 68.000 km2 và chứa khoảng 1.100 tỷ m3 nước. Tuy nhiên, vào năm 1998, diện tích của hồ nước mặn này đã thu hẹp chỉ còn 28.687 km2, và tiếp tục giảm xuống 17.160 km2 vào năm 2004.

Đáng chú ý, vào năm 2014, lần đầu tiên tình trạng khô hạn đã khiến nhánh phía đông của phần biển Nam Aral bị khô hạn hoàn toàn Hiện tượng này vẫn đang tiếp tục và gây ra nhiều ảnh hưởng đến các ngư trường và đời sống của cư dân địa phương.

Quá trình thu hẹp của Biển Aral (Ảnh: Wikipedia)

Quá trình thu hẹp của Biển Aral (Ảnh: Wikipedia)

Nguyên nhân chính khiến Biển Aral cạn nước nhanh chóng được cho là bắt đầu từ năm 1960, khi lãnh đạo Liên Xô Nikita S. Khrushchev quyết định công nghiệp hóa nền nông nghiệp ở vùng Trung Á, mặc dù vùng này thường phải đối mặt với thời tiết khô hanh. Chính sách này đã dẫn đến sự thay đổi hướng dòng chảy của hai con sông Amu Darya và Syr Darya, hai con sông thường cung cấp nước cho Biển Aral.

Hai con sông này bị khai thác để tạo ra các kênh tưới tiêu cho các vùng đất trồng bông và lúa mì. Việc sử dụng kỹ thuật canh tác lạc hậu đã làm mất mát tới 80% lượng nước được sử dụng để tưới tiêu.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng góp phần làm cho lượng nước ở Biển Aral bốc hơi với tốc độ nhanh hơn. Đồng thời, các nguồn nước từ sông băng ở vùng núi Turkmenistan và Kyrgyzstan, thường cung cấp nước cho hai con sông Amu Darya và Syr Darya, đang dần cạn kiệt. Cụ thể, chỉ có ít hơn 10% lượng nước từ dãy núi Pamir đổ vào sông Amu Darya cuối cùng có thể đến được Biển Aral.

Việc Biển Aral dần mất dần không chỉ làm chết ngành công nghiệp đánh cá mà còn gây ra một loạt vấn đề sức khỏe cho cộng đồng dân cư ở đây, bao gồm bệnh phổi, suy thận và tỷ lệ tử vong ở trẻ em tăng cao. Bên cạnh đó, do mực nước biển giảm, mùa hè ở khu vực này thường trở nên nóng hơn và mùa đông lại cảm thấy lạnh hơn so với trước.

(Ảnh: World of Tanks)

(Ảnh: World of Tanks)

Cơ sở nghiên cứu vũ khí sinh học của Liên Xô được xây dựng tại một hòn đảo trên Biển Aral (Ảnh: World of Tanks)

Cơ sở nghiên cứu vũ khí sinh học của Liên Xô được xây dựng tại một hòn đảo trên Biển Aral (Ảnh: World of Tanks)

Năm 1948, một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học được xây dựng trên một hòn đảo giữa Biển Aral (ngày nay nằm trong khu vực tranh chấp giữa Kazakhstan và Uzbekistan) một cách bí mật bởi Liên Xô. Nguyên nhân, mục đích và trạng thái hiện tại của cơ sở này vẫn chưa được tiết lộ. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, cơ sở này đã bị bỏ hoang vào năm 1992 sau khi quân đội Liên Xô bị chia rẽ. Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả các nhà nghiên cứu Mỹ, đã khẳng định rằng đây là một cơ sở sản xuất, thử nghiệm và chôn vùi vũ khí sinh học. Năm 2002, một dự án được tổ chức bởi Mỹ với sự hỗ trợ của Uzbekistan đã tiến hành xử lý độc hại cho 10 điểm chôn hóa chất của bệnh than tại đây. Theo Trung tâm Khoa học về Kiểm dịch và Lây nhiễm Động vật của Kazakhstan, tất cả các điểm chôn vi khuẩn gây bệnh than đã được làm sạch.

>> Căn cứ khoa học biệt lập lớn nhất của con người: Thời tiết khắc nghiệt, phi công phải học hạ cánh dù không thấy đường băng

Thị trấn "mất biển" trở thành điểm thu hút khách du lịch

Trước đây, thị trấn Muyank ở Uzbekistan từng là một cảng biển sôi động với khoảng 25.000 cư dân, ước tính khoảng 20% lượng cá tiêu thụ ở Liên Xô khi đó đến từ 30 loài cá ở Biển Aral.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ hoạt động con người và biến đổi khí hậu đã làm Biển Aral dần cạn kiệt, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng dân cư ở đây từ thảm họa môi trường.

Ảnh hưởng từ hoạt động con người và biến đổi khí hậu đã làm Biển Aral dần cạn kiệt, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng dân cư ở đây từ thảm họa môi trường (Ảnh: Britannica)

Ảnh hưởng từ hoạt động con người và biến đổi khí hậu đã làm Biển Aral dần cạn kiệt, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng dân cư ở đây từ thảm họa môi trường (Ảnh: Britannica)

Khi một cơn bão mạnh mẽ đổ bộ vào Muyank, một thị trấn nhỏ tại Tây Bắc Uzbekistan gần Biển Aral, Gileyboi Zhyemuratov, một nhà sinh thái học địa phương, cảm thấy rất buồn bã. Ông Zhyemuratov, một hậu duệ của thế hệ ngư dân trước đó, nói: "Mỗi lần mở cửa ra, tôi lại nhìn thấy mọi thứ trắng xóa như được phủ tuyết".

Trong vòng ba ngày, cơn bão làm đảo lộn lớp bùn ở khu vực trước đây là biển lớn thứ tư trên thế giới. Muối khô được cơn gió cuốn lên trời và sau đó khi mưa xuống, nó trở thành nước lợ khiến cư dân phải vội vã tìm cách bảo vệ cây trồng, làm ảnh hưởng đến mùa màng.

(Ảnh: Britannica)

(Ảnh: Britannica)

Theo Vladimir Zuev, một hướng dẫn viên địa phương, nói "Không có gì để nhìn thấy. Muối đã khô, dính vào da và rất khó để lau sạch, thậm chí là rửa bằng nước cũng không có tác dụng".

Mặc dù vậy, điều nghịch lý là thảm họa môi trường ở Muyank lại thu hút một lượng lớn du khách gần đây. Vadim Sokolov, người đứng đầu Quỹ Quốc tế Bảo tồn Biển Aral, nói: "Rất nhiều người muốn chứng kiến thảm họa môi trường này".

Ở nơi từng chứng kiến những con sóng biển vỗ về cùng với sự sôi động của bến cảng, hiện chỉ là một miền đất khô cằn, trải dài với các bãi đất đá và những chiếc thuyền gỉ sét bị bỏ lại dưới ánh nắng chói chang của mặt trời. Tuy nhiên, điều bất ngờ là đây lại là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn để chụp những bức ảnh selfie.

Điều bất ngờ là đây lại là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn để chụp những bức ảnh selfie. (Ảnh: Indy Guide)

Điều bất ngờ là đây lại là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn để chụp những bức ảnh selfie. (Ảnh: Indy Guide)

Thực tế, Biển Aral đã biến mất khỏi thị trấn Muynak từ khoảng 31 năm trước. Hơn nữa, 5 quốc gia thuộc khu vực Trung Á vào thời điểm đó không thể đồng lòng về việc tìm ra giải pháp cho vấn đề cung cấp nguồn nước.

Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi ngâm mình ở hồ nước nóng từng là đáy biển Aral ở gần ngôi làng Akespe, Kazakhstan (Ảnh: Kazaral)

Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi ngâm mình ở hồ nước nóng từng là đáy biển Aral ở gần ngôi làng Akespe, Kazakhstan (Ảnh: Kazaral)

Việc tìm hiểu về dấu tích của nước biển tại thị trấn này hiện chỉ có thể thông qua việc ngắm nhìn các bức tranh sơn dầu và hình ảnh được trưng bày trong bảo tàng nhỏ tại địa phương.

Những nỗ lực "chữa lành" Biển Aral của con người

Con người đã nỗ lực không ngừng để giải quyết tình trạng khủng hoảng môi trường nghiêm trọng này.

Các tổ chức quốc tế và các chính phủ địa phương đã thực hiện các chương trình phục hồi môi trường nhằm tái tạo hệ sinh thái và khôi phục lượng nước cho Biển Aral. Điều này bao gồm các dự án như việc xây dựng các cấu trúc chặn nước, cải thiện quản lý tài nguyên nước, và tái thiết lập cây xanh và thảo nguyên.

Các biện pháp quản lý tài nguyên nước, bao gồm việc thiết lập các hiệp định và quy định về việc sử dụng nước từ các con sông chảy vào Biển Aral, đã được thực hiện để giảm thiểu sự mất mát nước và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.

Nghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng về tác động của việc suy giảm mức nước và tình trạng môi trường đang diễn ra tại Biển Aral có thể giúp tăng cường nhận thức và sự cam kết của cộng đồng trong việc bảo vệ và phục hồi môi trường.

Con người đã nỗ lực không ngừng để giải quyết tình trạng khủng hoảng môi trường nghiêm trọng này (Ảnh: The Perspective)

Con người đã nỗ lực không ngừng để giải quyết tình trạng khủng hoảng môi trường nghiêm trọng này (Ảnh: The Perspective)

Các chương trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài trợ, kỹ thuật và kiến thức để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ và phục hồi môi trường tại Biển Aral.

Các nhà khoa học và chính phủ đã tìm kiếm các giải pháp sáng tạo như sử dụng năng lượng tái tạo, kỹ thuật tưới tiêu hiệu quả hơn và phát triển các loại cây trồng chịu hạn chế về nước để giúp cải thiện tình trạng môi trường xung quanh Biển Aral.

Tuy nhiên, mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể, việc cứu lấy Biển Aral vẫn đối diện với nhiều thách thức, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp đòi hỏi tài chính lớn và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan.

Tổng hợp: Wikipedia, New York Times, Forbes

>> Phát hiện hồ nước độc dưới đáy biển sâu, nơi con gì lọt vào cũng mất mạng

Hùng vĩ dòng sông dài nhất chảy qua lãnh thổ Việt Nam với diện tích lưu vực chiếm 20% diện tích của cả nước, cung cấp nước cho 2/7 vùng kinh tế

Việt Nam vừa phát hiện một hồ nước khổng lồ được “treo” trên vách hang, thuộc quần thể hang động nổi tiếng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ly-do-ho-tung-chua-1100-ty-m3-nuoc-hoa-hoang-mac-bi-nghi-ngo-la-noi-thu-vu-khi-sinh-hoc-bi-mat-cua-lien-xo-d122799.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lý do hồ từng chứa 1.100 tỷ m3 nước hóa hoang mạc, bị nghi ngờ là nơi thử vũ khí sinh học bí mật của Liên Xô
POWERED BY ONECMS & INTECH