3 sự kiện đặc biệt nhất khi đức Phật Đản sinh #1
Trang chủ Đời sống 3 sự kiện đặc biệt nhất khi đức Phật Đản sinh

3 sự kiện đặc biệt nhất khi đức Phật Đản sinh

Sự đản sinh của Đức Phật làm chấn động khắp các cõi giới bởi đó là sự đản sinh mang đến lợi ích vô cùng to lớn cho Chư Thiên, loài người và hạnh phúc cho muôn loài chúng sinh. Tuy Ngài giáng hạ và thị hiện thân tướng giống như người phàm, nhưng ngay từ khi đản sinh, Ngài đã cho chúng ta thấy những điều vô cùng đặc biệt, hy hữu.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Sự Đản sinh của đức Phật làm chấn động khắp các cõi giới bởi đó là sự Đản sinh mang đến lợi ích vô cùng to lớn cho Chư Thiên, loài người và hạnh phúc cho muôn loài chúng sinh. Tuy Ngài giáng hạ và thị hiện thân tướng giống như người phàm, nhưng ngay từ khi Đản sinh, Ngài đã cho chúng ta thấy những điều vô cùng đặc biệt, hy hữu.

Sự Đản sinh của đức Phật làm chấn động khắp các cõi giới bởi đó là sự Đản sinh mang đến lợi ích vô cùng to lớn cho Chư Thiên, loài người và hạnh phúc cho muôn loài chúng sinh. Tuy Ngài giáng hạ và thị hiện thân tướng giống như người phàm, nhưng ngay từ khi Đản sinh, Ngài đã cho chúng ta thấy những điều vô cùng đặc biệt, hy hữu.

Chư Thiên nâng đỡ khi Ngài Đản sinh

Khi thái tử Tất Đạt Đa (đức Phật) Đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni (thuộc Nepal ngày nay), khắp chúng chư Thiên đều hân hoan đón mừng. Từ trên các tầng trời, Chư Thiên xuống nhân gian dùng khăn của Trời đỡ lấy thân Ngài. Trong Kinh Trung Bộ 3, kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp có ghi rằng: “ Khi Bồ Tát từ bụng mẹ sinh ra, này Ananda, Chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau đó mới đến loài người”.

“Khi vị Bồ Tát từ bụng mẹ sinh ra, vị Bồ Tát không đụng đến đất. Có bốn thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ, Hoàng hậu đã sinh ra một vĩ nhân.”

Dòng nước tắm lên thân đức Phật khi Ngài Đản sinh

tapchinghiencuuphathoc 3 su kien khi duc phat dan sinh 1

Trong Kinh Trung Bộ 3, kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, ghi: “Khi Bồ Tát từ bụng mẹ ra, này Ananda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng, hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ Tát và cho Hoàng hậu”.

Trong Kinh Phổ Diệu có ghi: “Trên hư không có chín con rồng phun nước tắm cho Thái tử”.

Từ kinh điển Phật giáo, chúng ta biết rằng sự kiện nước tắm lên thân Thái tử là nhiệm màu, hy hữu, chỉ xuất hiện ở những bậc vĩ nhân, bậc thánh nhân khi xuất thế.

Khi Đản sinh Ngài bước liền 7 bước nở ra 7 đóa hoa sen

tapchinghiencuuphathoc 3 su kien khi duc phat dan sinh 1

Sự kiện khi Thái tử Tất Đạt đa ( Đức Phật) vừa ra đời đã bước liền 7 bước chân nở ra 7 đoá sen đã được ghi lại trong cả hai tạng kinh Nguyên Thuỷ và Phát Triển (kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp nằm trong bộ kinh Tung Bộ và kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh HẠnh quyển Hạ phần Điềm Lành).

Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp nằm trong bộ trung Kinh Bộ 3 ghi lại sự kiện hy hữu này:”Bồ Tát sinh ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời!Ta là bậc cao nhất ở trên đời ! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sinh ở đời này nữa. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn”.

Theo kinh Ưu Bà Di Pháp môn Tịnh Hạnh quyển Hạ phần Điềm lành có ghi chép rằng: Sau khi sinh ra Ngài đi về hướng Bắc 7 bước chân. Bấy giờ trên hư không tự nhiên có lọng che Bồ Tát. Sau khi đi đủ 7 bước, Ngài nói: “Trong tất cả thế gian chỉ có Ta là tối thượng, Ta là tối tôn trong Trời, người chấm dứt đời này ta không trở lại nữa”.

Nguồn: Báo điện tử Phật giáo

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường